Vua của Anh Nhà Knýtlinga

Nhà Knýtlinga đã trị vì Vương quốc Anh từ 1013 đến 1014 và từ 1016 đến 1042.

Năm 1013 Sweyn Forkbeard, khi đó đã là Vua Đan MạchNa Uy, overthrew King Æthelred Bất tài của Nhà Wessex. Sweyn lần đầu xâm lược nước Anh năm 1003 để trả thù cái chết của chị gái Gunhilde của ông cũng như nhiều người Đan Mạch khác bị giết trong vụ thảm sát ngày thánh Brice (thứ Sáu ngày 13/11/1002) theo lệnh của Æthelred.

Sweyn chết năm 1014 và Æthelred được phục vị. Tuy nhiên, năm 1015 con trai của Sweyn là Knud Đại đế đã xâm chiếm nước Anh. Sau khi Æthelred băng hà tháng 4 năm 1016, con trai ông là Edmund Ironside làm vua trong thời gian ngắn rồi bị buộc phải dâng một nửa nước Anh cho Knud. Edmund chết vào tháng 11 cùng năm, Cnut trở thành vua của cả nước Anh. Scotland thần phục ông vào năm 1017, và Na Uy thần phục năm 1028.[4]

Mặc dù Knud đã thành hôn với Ælfgifu xứ Northampton, ông tiếp tục lấy vợ góa của Æthelred là Emma xứ Normandy. Ông trị vì cho đến khi qua đời năm 1035. Sau khi ông chết, người con trai khác của Æthelred là Alfred Aetheling đã cố gắng chiếm lại ngai vàng nước Anh nhưng Alfred bị phản bội và bắt giam bởi Godwin, Bá tước xứ Wessex, người ủng hộ con trai của Knud là Harold Harefoot. Alfred bị mù và chết không lâu sau đó.

Harold làm vua đến năm 1040, tuy nhiên mẹ của ông là Ælfgifu có thể đôi khi đã nắm quyền thay ông.[5] Harold ban đầu chia sẻ nước Anh với người anh cùng cha khác mẹ của mình là Harthacnut, con của Cnut và Emma. Harold cai trị ở MerciaNorthumbria, còn Harthacnut cai trị ở Wessex. Tuy nhiên Harthacnut cũng là vua của Đan Mạch (với hiệu là Knud III) và dành phần lớn thời gian của mình ở đó, vậy nên Harold thực sự là người cai trị duy nhất của nước Anh.

Harthacnut kế vị Harold làm vua nước Anh (đôi khi ông còn được gọi là Cnut II). Ông mất hai năm sau đó, và người anh cùng cha khác mẹ Edward Nói thật (Edward the Confessor) trở thành vua. Edward là con trai của Æthelred và Emma, ​​và do đó, với sự kế vị ngai vàng của ông, Nhà Wessex đã được phục hồi.

Vương quốc Anh hậu triều đại Knýtlinga

Edward Nói thật trị vì tới năm 1066. Anh rể của ông là Harold Godwinson - con trai kẻ đã phản bội Alfred - trở thành vua Harold II, kích động cuộc xâm lược Anh của người Norman trong cùng năm. Harold II là vị vua Anglo-Saxon cuối cùng của nước Anh.

Những người Norman là hậu duệ của những người Viking đã định cư ở Normandy. Mặc dù họ đã chuyển sang sử dụng tiếng Pháp, nhưng di sản và hình ảnh bản thân của họ về cơ bản vẫn là người Viking. Theo cách này, một cách gián tiếp, người Viking cuối cùng đã chinh phục và giữ được nước Anh sau cùng.[6]

Năm 1085–86 vua Knud IV của Đan Mạch lên kế hoạch cho cuộc xâm lược nước Anh cuối cùng của người Đan Mạch nhưng ông bị những kẻ phản loạn người Đan Mạch ám sát trước khi ông có thể thực hiện. Đó là lần cuối cùng người Viking cố gắng tấn công Tây Âu, cái chết của Knud là dấu chấm hết cho Thời đại Viking.

Danh sách các vua người Đan Mạch của Vương quốc Anh

  • Sweyn Forkbeard, 1013–14 (cũng là Vua Đan Mạch từ 986–1014 và Vua Na Uy từ 999–1014)
  • Knud Đại đế, 1016–1035 (cũng là Vua Đan Mạch từ 1018–35 và Na Uy từ 1028–35)
  • Harold Harefoot, 1035–40
  • Harthacnut, 1040–42 (cũng là Vua Đan Mạch từ 1035–1042)

Các hoàng hậu người Anh trong triều đại người Đan Mạch

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Nhà Knýtlinga //doi.org/10.1111%2Femed.12096 //www.worldcat.org/issn/1468-0254 //www.worldcat.org/issn/1782-7183 http://www.royal.gov.uk/HistoryoftheMonarchy/Kings... http://www.royal.gov.uk/HistoryoftheMonarchy/Kings... http://www.royal.gov.uk/HistoryoftheMonarchy/Kings... http://www.royal.gov.uk/HistoryoftheMonarchy/Kings... https://books.google.com/books/about/Cross_and_Sce... https://books.google.com/books?id=0Y65NxJaMtcC&pg=... https://books.google.com/books?id=eSlaAAAACAAJ